số lượng người xem trang

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

Chuyện của nhà thơ và hai người đàn ông



Ngọc Dung
               
Chị là một nhà thơ, một nhà thơ trẻ tên tuổi hẳn hoi trong giới văn nghệ, một nhà thơ được nhiều người biết đến, bậc đàn anh đàn chị cũng phải nể mấy phần. Con đường sự nghiệp đang thênh thang thì chị tuyên bố giải nghệ, không làm thơ nữa mà chuyển qua kinh doanh….kem Ý. Thề có đức Phật, tôi đã cố gắng hết mình để tìm ra cái sự tương đồng giữa thơ phú và kem Ý mà không tài nào nghĩ ra được…Nhưng sự hụt hẫng của tôi không đủ tạo thành sức mạnh để kéo chị về với văn chương. Chi phân trần, các con của chị không cần thơ, các con của chị cần kem, hay đại loại cái gì đó có thể cho vào miệng và thưởng thức, chồng chị cần một người vợ với một tình yêu thật, không phải thứ tình yêu trên mấy huyễn hoặc và đầy ảo tưởng…Anh muốn yêu một người vợ đời nhất chứ không yêu một thánh mẫu. Chị không phải thánh mẫu nhưng có mẫu số chung với Người ở lòng quảng đại...

Chưa bao giờ tôi thấy chị lạc lõng như thế, trong chính cái thế giới của riêng mình chị chở nên bơ vơ đến tội nghiệp. Chị nói, ước mơ của chị còn chưa tròn vành, vậy mà chị đã vội buông neo, băng ngang sang con đường toàn sỏi.

Chị là cựu sinh viên văn khoa, ra trường cầm tấm bằng loại khá trong tay nhưng không xin được việc. Thời gian đầu rảnh rang chị hoang hoải đời mình với những chuyến đi, rồi đau đời, đau người, đau tình nhân loại. Chị đi nhiều, và viết. Những vần thơ cứa vào trái tim chị đau hoài. Nỗi đau còn đỏ, vết thương chưa lành thì anh kéo chị về thực tại. Tình yêu lớn của đời chị, tình yêu bốn năm sinh viên và hai năm bần hàn của những đứa con nghèo  xa quê giàu lý tưởng… Chị còn đau và còn muốn thấm thía với đời…nhưng chút ý chí và lòng tự ái cá nhân muốn chị níu giữ tình yêu xơ xác đó. Chị về ở với anh!
Hai bên gia đình không cấm cản can ngăn, những ông bố bà mẹ nghèo hèn bằng lòng với lý lẽ chúng nó ở chung cho đỡ tốn kém lại chăm sóc được nhau. Thêm vài ba năm nữa, khi cả hai có được một số vốn kha khá rắt lưng thì cưới cũng chẳng muộn… Anh làm việc cho một tòa soạn báo trong thành phố, nhân viên kinh doanh phòng thông tin quảng cáo, lương tháng nếu chắt bóp cũng đủ cho hai người sống tạm giữa cái thành phố hào hoa, xô bồ và ngày càng phát triển này. Rồi chị cũng xin được việc, một chân biên tập trong nhà xuất bản với mức lương èo uột… Nhưng chị bằng lòng, vì công việc đó cho chị thời gian để viết và gần những con chữ. Chị chấp nhận cuộc sống êm đềm bình lặng đó…Những khó khăn rất đời kéo tình yêu khô héo của hai người lại gần hơn, trái tim họ rộng lòng với những hy sinh. Chị mãn nguyện với tình yêu này và ôm trong mình giấc mơ hạnh phúc với tình yêu lớn, chị rạng ngời khi bạn bè hỏi về mối quan hệ của hai người, nụ cười chị lấp lánh khi họ thốt lên bàng hoàng “vẫn người xưa hả?”…
Công việc của anh ngày càng ổn định, phụ thu cũng tăng, anh cần nhiều thời gian  với đối tác, kí kết hợp đồng quảng cáo từ vài triệu đến vài chục triệu…Thời gian anh bên chị tỉ lệ nghịch với số tiền anh thu vào mỗi tháng. Rồi anh thấy chị sao mà sến quá, sao mà chẳng thật chút nào, sao mà cứ sống trên mây, không moden khêu gợi gì sất. Rồi những bữa cơm của chị nữa, sao mà nó đạm bạc quá đi. Anh không trông đợi nó nữa, anh thưa dần những bữa cơm chiều…những lời âu yếm yêu thương, sự quan tâm, hay một lời động viên góp ý. Anh vô tình, từ lúc nào, đẩy chị xa anh, xa ngút ngàn với những buổi nhậu nhẹt chén chú chén anh, với những cuộc vui tăng hai tăng ba không biết lối về. Một ngày, chị thấy nắng trên vai mình. Chị quải balo ra đi, để lại cho anh dòng thơ viết dở. Anh còn chưa kịp ngỡ ngàng thi câu thơ đã đứt. “Em về với mình…”. Anh bàng hoàng nhận ra mình mất chị, mất khoảng trời bình yên bấy lâu nay anh cứ ngỡ nó sẽ luôn ở đó, chẳng đi đâu được, anh đã sai khi mặc định chị sẽ phải ở đó, trong căn phòng mười tám mét vuông, đợi chờ anh sau những ngày dài mệt nhoài vồn vã. Chị đi, đi thật, không tăm tích. Những ông bố bà mẹ nghèo hèn thương con ngậm ngùi buồn tủi, nhưng biết mình không thể tham gia vào chuyện này đành ngậm đắng nuốt cay tiếc cô con dâu hiếu thuận, thẳng rể trẻ tài hoa...
Ba năm sau chị quay về thành phố với vốn rắt lưng là ba tập thơ vừa xuất bản, khoác tay một doanh nhân thành đạt trong buổi ra mắt tác phẩm mới. Chị về, như chưa từng bước chân ra khỏi thành phố này, như chưa từng mất mát, hy sinh. Vẫn nụ cười khả ái đến mê đắm đó. Có khác chăng là chị không đứng bên anh nữa, chàng trai đứng bên chị thi thoảng liếc mắt nhìn qua chị tình tứ, hẳn anh ta yêu chị. Có yêu thì người ta mới nhìn nhau như thế… Bạn bè đến chia vui, thêm lần nữa nhìn chị ngưỡng mộ, thầm thán phục. Người ta đồn thổi về một đám cưới linh đình ở nhà hàng sang trọng, cô dâu là nhà thơ trẻ mới xuất bản ba tập thơ đầy chuyển vọng, chú rể là doanh nhân thành đạt giàu nhất nhì đất phố núi…Anh nghe tin, lòng đắng nghét, hồ nghi cô ấy bỏ mình vì mình vô tâm hay vì tiền của hắn ta? khổ thế, yêu khiến người ta mù quáng.
Thế rồi bẵng đi một thời gian, người ta thấy chị xuất hiện trên truyền hình với tư cách giám đốc một công ty cổ phần ăn nên làm ra chuyên kinh doanh phân phối kem Ý. Báo chí lại có dịp rình rang quanh chuyện một nhà thơ làm giám đốc. Anh vẫn đứng bên lề cuộc đời chị, không gia đình, vợ con…ôm mối tình chết tàn tạ đời mình. Anh nhìn hình chị trên trang báo doanh nhân, rồi nhìn qua tấm hình thẻ con con cài trong ngăn ví, cười nhạt. Em là ai?
Rồi anh vào viện, điều trị bệnh tâm thần phân liệt. Người ta không tìm ra nguyên nhân của những cơn hoang tưởng, nhưng người ta bắt đầu bới móc cái quá khứ một thời làm người yêu của chị. Rồi người ta đưa chị lên báo, như một tội đồ, nói chị nhẫn tâm đẩy người tình vào đường chết.
Chồng chị bị bắt vì dính lứu đến một lô hàng lậu trốn thuế, tài sản mang ra thế chấp chạy chọt. Công ty cổ phần kem Ý do chị độc lập đứng tên trở thành cứu cánh cho cả gia đình. Ngày ngày, người ta lại thấy bà giám đốc kiêm nhà thơ tất tả tới trại thăm nuôi chồng với lỉnh kỉnh đồ tiếp tế. Rồi lại thấy nhà thơ kiêm bà giám đốc bươn bả ở bệnh viên tâm thần…

                                                                                                Tháng 9/2011

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

thơ cho biễn

biển vồn vã ru mình, em vội vã ru em
biển bạc tóc khóc thương những ngày xưa cũ kĩ
em cứ gắn đam mê với những cơn mộng mị
không thể tỉnh cơm mơ mà giấc mộng tròn vành
....

ngày hôm nay!!!
biển chảy máu trong tim những giấc mộng tan tành
dòng máu nóng sực sôi bên cuộc đời hờ hững
dòng máu màu đen trong biễn đêm ngụp lặn
không thể tồn sinh với hơi thở cuối cùng
biển vội vã ru mình, em vồn vã ru em
đều đau cả giấc mộng tình nghiệt ngã
anh ra đi, còn bến bờ xa lạ
giấc mộng đoàn viên biển gửi gắm mây trời
....

( giấc mơ biển còn dài)














đoản thơ!( gửi cô Ngọc Dung

Tên Ngọc Dung và con cũng yêu thơ
cũng thi thoảng vấn vương một điệu buồn rất nhẹ
cũng nặng ghánh ưu tư với tuổi đời rất trẻ
cánh cò trắng ngày xưa cũng níu bước con về..
cũng vồn vã đời mình với những nỗi đam mê
lay lắt sống một kiếp người không thật
tự ru mình say bằng đôi lời đường mật
rồi tỉnh cơn mê trong tiệc rượu cay nồng
cũng mơ tưởng tương lai với những giấc mộng hồng
ôm giữ mãi những tháng ngày quá cũ
cả tin đời luôn bình yên giấc ngủ...
tấm chăn loan với dư vị ngọt ngào.
***

















Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

MẶT NẠ...



 Đang vi vu trên chiếc honda cà tàng đến trường học, tâm trạng rất chi là hưng phấn, chẳng là hôm qua nó mới lãnh 300k tiền nhuận bút cho bài báo đang trên tuổi trẻ, có tiền là tâm trạng hớn hở liền. Chiếc xe đang lao đi thì bất ngờ sật…sật…sật, bánh sau bẹp dí. Nó bực mình đẩy xe lên lề đường, tìm chỗ vá săm.
Bác thợ sửa xe nhìn nó cảm thông, xe sao thế? Xe con lủng săm rồi, bác coi rồi vá giúp con nhé. Bác thợ rút chiếc đinh găm vào lốp xe ra, thở dài. Xe lủng to thế này, sao vá con. Con thay săm mới nhé. Nó nhăn nhó rồi cũng ậm ừ, bác thay cho con đi! mà bao tiền vậy bác? Tiền săm 45 ngàn, 10 ngàn tiền công, tất cả 55 ngàn con ạ. Xe thay lốp xong, nó mở bóp lưỡng lự, lục túi trước, mó túi sau rồi chìa bóp ra trước mặt bác thợ sửa xe…Con chỉ còn 50  ngàn thôi ạ. Bác thợ cười hiền từ, ừ- vậy bác cho con tiền công, tội nghiệp sinh viên! Nó đưa 50 ngàn cho bác rồi nhận lại 5 ngàn tiền thừa, cảm ơn rối rít. Nó vừa đi khỏi, bác thợ sửa xe cầm chiếc đinh vừa rút ra từ vỏ xe của nó ném vội ra đường. Đi được một quãng, xe nó hết xăng. Nó tắp vội vào lề đường hỏi mua 5 ngàn xăng lẻ. Cô bán xăng nhìn nó khó chịu, 5 ngàn sao bán. Nó mở cặp rút ra từ chiếc phong bì hôm qua được trả nhuận bút tờ 100 ngàn, thế thì đổ cho cháu 10 ngàn…
                                                                        TRẦN NGỌC DUNG